Sunday 11 November 2018

Chánh Niệm theo cách hiểu của chúng ta



Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưùc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sátcảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
a. Ức niệm chân chánh:
- Nhớ đến tứ ân.
- Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.
b. Ức niệm không chân chánh:
- Nhớ lại những óan hận để phục thù.
- Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.
- Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.
-c. Quán niệm chân chánh:
Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.
Quán niệm Trí huệQuán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệmthực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.


chánh niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): "Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Đây gọi là chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm."


Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.
Chánh niệm có hai phần:
a) Chánh ức niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền.
b) Chánh quán niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.
Người theo đúng Chánh niệm, thường quán sát cảnh chân đế, năng tưởng niệm các pháp trợ đạo; bất luận ở đâu và làm gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng.


Còn gọi là đế ý, là chi thứ bảy trong Bát chánh đạo, dùng cộng tướng của bốn pháp: thân, thọ, tâm và pháp mà quán. Đây là một hình thức khác của Tứ niệm xứ, điều mà chúng tôi cũng đã đề cập đến trước đây. Ở đây, chúng tôi cũng xin đề cập vắn tắt một chút. Là hành giả, chúng ta luôn luôn nhớ nghĩ về tánh tướng của tất cả các pháp một cách như thật mà không để lãng quên mất. Chúng ta có thể phân chánh niệm ra hai loại:
- Nhớ nghĩ đúng về pháp hữu lậu thế gian, tức là hành giả chúng ta luôn nhớ nghĩ về những thiện niệm, tác ý tương ưng với pháp hữu lậu.
- Nhớ nghĩ đúng về pháp vô lậu xuất thế gian, tức là hành giả chúng ta nương vào chánh kiến vô lậu mà thường tư duy suy nghĩ như thật về mọi đối tượng, với sự tác ý tương ưng với pháp vô lậu với những ý niệm ghi nhớ rõ ràng không bao giờ quên.
Đó là hai cách nhớ nghĩ chân chánh, đúng chánh pháp về thiện và thiện giải thoát dành cho hành giả trong khi tu tập chánh niệm.


Chánh niệm, phạn ngữ viết là Samyagsmṛti. Như đã biết chữ Samyag, सम्यग्. iic (chữ viết tắt của chữ in initio compositi, có nghĩa là trong sự cấu tạo khởi đầu) của chữ, सम्यक्, samyak [dạng trung tính. samyac] thuộc về thán từ có nhiều nghĩa như sau : cùng nhau, chung, đồng thời, tốt, thích hợp, đúng cách, phù hợp, đúng, chính xác, thật.
Chữ स्मृति, smṛti [smṛ-ti] thuộc dạng nữ tính, có nghĩa là, bộ nhớ, ký ức, truyền thống, sử thi, tất cả các văn bản thiêng liêng và truyền thống pháp lý.
Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo là suy niệm chân chính, hay là nhớ đúng nghĩ đúng, được xem như một ngọn đèn tỉnh thức để giúp cho tâm, thấy, biết, nhận định, được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống, qua những lời Đức Phật đã dạy, mà không sống trong mê lầm, điên đảo, một cách rõ ràng.
Ý nghĩa tốt đẹp quan trọng trong cuộc sống, là biết sống đạo đức, bằng bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả sẳn có trong lòng mỗi người.
Chánh niệm trong Bát chánh đạo chính là nội dung của KinhTứ niệm xứ và cũng là niệm căn niệm lực của ngũ căn, ngũ lực, niệm giác chi trong bảy giác chi.
Đừng nên nhằm lẫn Chánh niệm và Vô tâm. Chánh niệm, thuộc về giáo lý Phật Giáo Nguyên thủy và định nghĩa đã được trình bày như là : sự ghi nhớ những điều hay, lẽ phải, những điều lợi ích cho mình, cho người qua sự chăm chú vào việc làm, mà không để tâm lo ra.
Vô tâm là thuộc về Thiền tông. Vô tâm có nghĩa là không có tâm chấp trước vào các sự vật.
Chánh niệm cũng có nghĩa là ý tứ, bởi vì, Ý tứ chính là sự cẩn thận trong cử chỉ hành động và lời nói, mà  ông bà, cha mẹ, thường hay nhắc nhở con cái trong gia đình, xưa nay, qua những câu như : con lớn rồi phải ý tứ, hoặc  ở những nơi công cộng, thường có những tấm bảng nhỏ thường treo trước các phòng hội họp : Xin vui lòng đóng cửa nhẹ nhàng. Cám ơn sự chánh niệm của qúy vị.
Phương pháp tu tập chính niệm, là sự ý thức được rằng mình đang làm cái gì đó…  trong từng giây phút của đời sống mình. Thí dụ, khi đang ăn, thì biết là mình đang ăn, khi đang uống, biết là mình đang uống… Đây là cách có thể giúp con người chủ động đời sống của mình, không bắt đầu bằng sự phân biệt những ý niệm thiện ác, mà bằng sự quán sát sự sống của bản thân mình.
Muốn thắp lên ngọn đèn chính niệm, thì phải cần nhiên liệu như : hơi thở, ánh mắt tha thứ và thương yêu, từ bỏ những tham giận tầm thường, lạy Phật, tụng kinh, đọc kinh… Tóm lại, nhiên liệu nào có khả năng để soi sáng cho cái hiểu biết rõ ràng về thân thể và sự sống thanh tịnh đều là những nhiên liệu có giá trị.

Chánh Niệm là cẩm nang đời sống tâm linh, là thực tập thường nhật của tất cả hành giả. Trong Bát Chánh đạo, quan trọng thứ nhất là Chánh kiến và Chánh tinh tấn, sau đó là Chánh niệm. Khi có Chánh niệm, phát ngôn của chủ thể nhận thức bao giờ cũng là ngôn ngữ từ ái, hòa hợp, văn hóa và lợi lạc. Khi có Chánh niệm đi đầu các hành động của thân không dính đến sát sanh, trộm cướp và tà hạnh, tránh được tất cả các tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Chánh Niệm là tiến trình điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của cảm xúc để giúp con người không rơi vào hai thái cực vừa nêu. Nhờ đó, hành giả loại trừ, vượt qua được lòng tham, sân; do vậy nhổ lên được gốc rễ của si. Nói cách khác, khi thực tập Chánh niệm ta giải quyết được các phần bợn nhơ của thân và tâm ởmức độ khá đáng kể.


CHÁNH niệm:
Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy:
Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm,
tâm không loạn động,
dứt trừ được phiền não,
thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề.
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí.
A.- Thế nào là chánh niệm: Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người có những ý niệm chánh đáng, những đạo lý giác ngộ và giải thoát. Chánh niệm có ích lợi giúp con người sống trong an ổn, yên vui, không tạp niệm, ngày ăn ngon, tối ngủ yên. Người giữ gìn chánh niệm là người dè dặt với ý nghiệp, luôn luôn nhớ nghĩ tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân đất nước, ân mọi người, nhớ nghĩ lỗi lầm để sửa đổi. Người giữ gìn chánh niệm là người sống trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc. Để giúp giữ gìn chánh niệm, Đức Phật có dạy bốn phương pháp tập trung tư tưởng như sau: quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Các pháp quán tưởng này trong kinh sách gọi là "Tứ niệm xứ". Tứ nghĩa là bốn. Niệm nghĩa là thường nhớ nghĩ. Xứ nghĩa là nơi chốn.
*
a) Quán thân bất tịnh: Nghĩa là quán tưởng thân mình là tập hợp những thứ bất tịnh, không trong sạch, nhơ nhớp, được bọc ngoài bởi lớp da cũng chẳng mấy gì sạch sẽ cho lắm. Khi mạnh khỏe thì còn tạm tạm. Khi ốm đau, tai nạn, bệnh hoạn, già nua, thân mình nhơ nhớp, máu mủ tanh hôi, ghẻ chốc gớm ghiếc, da dẻ nhăn nhúm, đến lúc tắt thở, sình chương hôi thúi, không ai chịu nổi! Món ăn dù ngon, đưa vô miệng rồi, lỡ rớt ra ngoài, không dám ăn lại!
b) Quán thọ thị khổ: Nghĩa là quán tưởng sự cảm thọ, thọ nhận là khổ. Do tâm tham lam, con người thọ nhận đủ thứ vật chất của cải để vinh thân phì gia, không cần biết của thọ nhận chính hay tà, bo bo giữ gìn, đến lúc chết, sinh lòng tiếc của, nhắm mắt không yên. Do tâm sân hận, con người thọ nhận đủ thứ lời nói khó nghe, dù vô nghĩa, để bực dọc, tức tối, bất an, sinh lòng thù oán. Do tâm si mê, con người thọ nhận những tư tưởng mười năm báo thù không muộn, do điều gì bất như ý, chạm chút tự ái, cũng hăm he thưa kiện, nhứt định trả thù, để rồi gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho người, dù thân hay thù. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.
c) Quán tâm vô thường: Nghĩa là quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của mình luôn luôn thay đổi, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà. Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài, kinh sách gọi là tâm phan duyên. Cảnh trần bên ngoài thuận ý, vừa tai thì vui thích. Cảnh trần bên ngoài nghịch ý, chói tai thì tức tối. Nếu chỉ chạy theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, con người tạo tác không biết bao nhiêu nghiệp chướng, cho nên trôi lăn, trầm luân trong sinh tử không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp!
Trong kinh sách có câu: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền". Nghĩa là khi nào tâm của chúng ta không còn dính với cảnh trần nữa, thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, bình thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời, tức nhiên tâm của chúng ta sẽ được khinh an, tự tại, niết bàn và thiền định rồi đó vậy.
d) Quán pháp vô ngã: Nghĩa là quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có bản thể nhứt định, gọi là vô ngã. Các pháp, là tất cả sự sự vật vật trên cuộc đời, không có cái gì cố định. Tất cả chỉ là một dòng chuyển biến không ngừng. Con người thấy đó mất đó. Chuyện gì rồi cũng đổi thay, rồi cũng qua mau. Đừng phí sức, đừng bận tâm với các pháp của thế gian. Chẳng hạn như có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", hoặc: "sau cơn mưa trời lại sáng".
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:
Chư pháp tùng nhân duyên sanh.
Chư pháp tùng nhân duyên diệt.
Nghĩa là muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sanh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có cái gì, vật gì có thực tướng, không có cái gì, vật gì tồn tại vĩnh viễn. Người ta chửi mình do mình gây nghiệp bất thiện cảm với người. Người ta chửi mãi mỏi miệng thì cũng ngưng thôi, tức giận làm chi cho mệt! Đừng đưa cái bản ngã của mình, tức là cái tôi, cái ta, tây phương gọi là "EGO", ra hứng những ngọn lửa của thế gian, thì mình đâu có bị đốt cháy, đâu có bị nhiệt não, đâu có bị khổ tâm, đâu có bị ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên. Ngọn lửa không thể đốt hư không được, sẽ tự dập tắt thôi. Vô ngã đơn giản là như vậy đó!
*
B.- Thế nào là tà niệm, tạp niệm, vọng niệm: Ngược lại, tà niệm là những ý niệm không chánh đáng, vọng niệm là những ý niệm hư dối, tạp niệm là những ý niệm lung tung linh tinh lang tang. Những người luôn luôn nhớ nghĩ lỗi người để phê bình chỉ trích, nhớ nghĩ oán thù để phục hận trả thù, nhớ nghĩ ngũ dục: tiền tài, nhan sắc, danh vọng, ẩm thực, thùy miên, luôn nhớ nghĩ đến những thành tích xấu xa, gian giảo, để tự hào tự đắc, đó gọi là tà niệm, tạp niệm hay vọng niệm.
Chư Tổ có dạy:
Nội cần khắc niệm chi công.
Ngoại hoằng bất tranh chi đức.
Nghĩa là: Bên trong, chúng ta cố gắng, khắc phục tâm niệm, lăng xăng lộn xộn, giữ gìn chánh niệm, chăn giữ ý nghiệp, đó mới thực là: công phu tu tập, đúng theo Chánh Pháp. Bên ngoài, chúng ta cố gắng, giữ gìn chánh ngữ, canh chừng khẩu nghiệp, không thích tranh cãi, không thèm hơn thua, đó là đức độ, người tu theo Phật. Cho dù có bị phỉ báng, có gặp nghịch cảnh, cũng vẫn bình tĩnh thản nhiên, ngoài mặt cũng như trong lòng, không khởi lên bất cứ tâm niệm gì cả.


BẢY Là vào CHÁNH NIỆM
Tâm Tỉnh Giác rỗng rang
Lòng thanh thoát nhẹ nhàng
Nhưng vẫn còn Niệm Khởi.
Nhờ vào sức Tỉnh Giác
Hành giả kiểm soát Tâm
Không mờ mịt mê lầm
Chạy theo ngoài Thanh Sắc.
Hành giả biết Tác Ý
Theo Vô Ngã Từ Bi
Gắng diệt trừ Sân Si
Tâm càng thêm Đạo Đức.
Dù bắt đầu An Lạc
Nhưng chỉ mới bắt đầu
Chưa phải đã vào sâu
Trong Cõi Thiền Vi Diệu.
Như đi trên băng mỏng
Hay chông nhọn than hồng
Xin cẩn thận vô cùng
Lúc này đầy nguy hiểm.
Nếu sai lầm Tác Ý
Với kiêu mạn ngấm ngầm
Len lỏi trong Nội Tâm
Ắt có ngày điên loạn.
Càng thêm Tôn Kính Phật
Đến tuyệt đối Vô Biên
Nguyện thân mạng cúng dường
Lên Mười Phương Tam Bảo.
Hành giả còn vất vả
Mấy mươi kiếp Tái Sinh
Lên xuống giữa Trời Người
Mới hết đường Chánh Niệm.
Diệt Trừ Năm Triền Cái
Nóng Giận và Tham Lam
Trạo Cử với Hôn Trầm
Thứ Năm là Nghi Hối.
Vào thời ký Mạt Pháp
Người Tu đến chỗ này
Nhầm Tưởng đã đầy đủ
An Trú nơi Thánh Quả.
Có khi bị Ảo Giác
Hiện đủ điều lạ kỳ
Khiến kiêu mạn hoang mang
Để rồi tan vỡ hết.
Có khi được Thần Trí
Biết nhiều việc lạ thường
Càng tưởng Chứng Cao Siêu
Rồi lạc vào Ma Đạo.
Vì vậy càng cố gắng
Lễ Phật lòng khiêm cung
Quán Vô Ngã Hư Không
Để đi qua vực thẳm.

CHÁNH NIỆM (samyak-smṛti / sammā-sati)
 Chánh niệm bao gồm Tứ niệm trụ hay còn gọi là Tứ Niệm xứPalisatipaṭṭhāna, Sanskritsmṛtyupasthāna), nghĩa là tùy niệm quán chiếu ở nơi thân, thọ, tâm và pháp; tức là bốn loại sở duyên tu tập nhằm đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt (Quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, và quán pháp vô ngã). Trên căn bản Chánh kiến, vàtùy theo giai trình tu tập Chánh niệm về Tứ niệm xứ mà chúng ta đạt được trí tuệ khác nhau. Đức Phật dạy rằng:”Này các Tỳ Kheo, ở đây có một pháp tu tập, có thể khiến chúng sanh thanh tịnh, vượt thoát sầu, bi; diệt trừ khổ ưu, đạt đến như lý, hiện chứng Niết bàn, đó là Tứ niệm xứ.”[49]
 Là phần trước của giai đoạn cuối cùng, 'chánh niệm' (samyak-smrti / Samma-sati) cũng được gọi là 'tỉnh thức hoàn hảo’, áp dụng đối với lĩnh vực thiền (Sanskrit và Pāli: samādhi)-sự có mặt của tỉnh thức trong mọi tình huống. Trongtrường hợp này, nó được xem là mức độ cao của việc tự-kiểm đối với thân và ý.
 Khác với tư duy thông thường, người ta hay nghĩ rằng mình hiểu mình và hành động của mình là mức đánh giá trọn vẹn nhất; tuy nhiên, điều này thường không phải là trường hợp. Ví dụ, Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, trong tác phẩm của mình “Introduction to Psychoanalysis”, ông ta đặc biệt chú ý đến những sai lầm nhỏ đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, do sai sót nhỏ khác nhau xảy ra với chúng ta mỗi ngày. Chính xác hơn, ông ta đang tìm kiếm những nguyên nhân gây ra những lỗi lầm mà chúng ta thường tạo ra mỗi ngày: ví dụ, trong lời củachúng ta, nói bằng miệng hay viết tay, hoặc đôi khi chúng ta mắc sai lầm khi chúng ta không thể phát ra những lời không rõ ràng về ai đó, hoặc đọc chữ viết không đúng và cảm nhận thông tin sai, hoặc thậm chí đôi khi vô tình thay đổi một vài từ bằng những từ khác, trong trường hợp tạm thời quên những tên hoặc khái niệm, tạm thời mất đề mụcnào đó, và v.v...
 Theo Freud, tất cả những vấn đề đang xảy ra không phải do cơ hội; nhưng chúng thực sự là một hệ quả của các hành động thuộc tiềm thức của chúng ta vốn dựa trên cái tôi của chúng ta, chính là sự nuôi dưỡng trên nỗi sợ hãi và niềm đam mê của chúng ta. Tiềm thức có thể thuyên chuyển bất kỳ thông tin một cách kỷ luỡng từ tâm trí của chúng ta hoặc bóp méo nó theo sở thích ‘riêng’ của nó. Do đó, thông thường, những tham muốn của chúng ta hướng dẫn cách chúng ta nghĩ và cảm xúc, chứ không phải như được hiểu theo lệ thường. Chánh niệm dạy chúng ta làm thế nào để thanh lọc tâm trí của chúng ta từ những thinh sắc không cần thiết, giúp chúng ta xác định các ý tưởng đến từ các động cơ nào đó và thoát khỏi những điều không cần thiết.
 Khi 'chánh niệm' là nấc thang của trình độ thứ bảy, nó có thể thực sự chỉ đạt được với tiến trình tuần tự của tất cả các giai đoạn trước đó, và nó đã là một sự thách thức không nhỏ; chính xác hơn, là nó có sự chuẩn bị trước; ở phần này, trong ý nghĩa khác, nó là một kết quả của việc thực hành những phần trước đó.
Theo lời dạy của Đức Phật, 'chánh niệm' là:
"Có trường hợp một vị Tỳ kheo tu tập quán sát thân trong thân - nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm – buông bỏ tham lam và phiền não với sự dính mắc thế gian. Vị ấy tiếp tục quán cảm thọ trong cảm thọ… quán tâm trong tâm ... quán pháp trong pháp - nhiệt tâm, tỉnh giác, và chánh niệm – buông bỏ tham lam và phiền não với sự dính mắc thế gian. Điều này được gọi là Chánh niệm ...”[50]
   Như thế, chúng ta thấy rằng để đạt được trạng thái này cần phải đạt được thành công lớn trong việc thực hiện của các giai đoạn trước đó. Vấn đề là không phải là trên thực tế những gì vị ấy đã từ bỏ, hoặc bao nhiêu thành kiến tiêu cực mà vị ấy đã gạn sạch, giống như nó chấp nhận ví dụ trong Kitô giáo, nhưng những gì mà người ta đã đạt đượcxuyên qua điều này, một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng Đức Phật chỉ trình bày cho chúng ta phương hướng đểchúng ta làm theo; vì vậy, tất cả mọi người cần phải thực hành con đường này bằng chính mình. Và Chánh niệm bao gồm nhiều phạm vi của cuộc sống, có thể được chia thành nhiều phần, tuỳ thuộc vào phạm vi cụ thể mà nó ảnh hưởng, và ngược lại.
 Ví dụ trong trường hợp này, Sangharakshita xác định bốn trình độ sau đây về sự tỉnh thức, sử dụng nguyên tắc phân biệt, dựa trên đối tượng của sự chú ý để sự hiểu biết của chúng ta tốt hơn với khái niệm toàn thể: 'sự tỉnh thức đối với các sự cố’, 'sự tỉnh thức đối với chính mình’, ‘sự tỉnh thức đối với người khác’ và ‘sự tỉnh thức đối với thực tại’.[51]  
 ‘tỉnh thức đối với các sự cố’
Trong thế giới ngày nay, chúng ta đã quên chú ý của mình đối nhiều điều tuyệt vời như thế nào, sự chú tâm đến chúng chắc chắn không đủ, hiểu sai về chúng, và thường quên đi bản chất của chúng. Trong thế giới hiện đại, sự thất niệm luôn luôn xảy ra, mọi người không có thời gian và không muốn tập trung vào chúng.
 Hầu như trong mọi tình huống, chúng ta thường không cảm nhận nó ở trong thể thanh tịnh như được đề cập tronggiáo huấn của Đức Phật. Ngày nay, sự tỉnh thức trở nên đáng chú ý đặc biệt đối với sự công nghiệp hóa toàn diện với nhịp điệu điên rồ của cuộc sống mà chúng ta rất khó thoát khỏi. Sống trong một nhịp điệu như thế, người ta thường nghĩ rằng Chánh niệm dường như khó có thể và hoàn toàn 'phi lý' để lãng phí thời gian đối với nó. Triết lý của thế giớihiện đại khuyến khích chúng ta tiêu thụ hàng hoá (nhiều chừng nào tốt chừng đó) mà không cần suy nghĩ về bản chấtcủa chúng, bỏ hết thời gian vì nó, áp đặt sự tham muốn hời hợt trên chúng, và che giấu sự thật.
 Ví dụ, đa số các chủ sở hữu xe trên thế giới không biết cách lái chiếc xe của họ đúng hoàn toàn. Chỉ có một sự sai lầm nghiêm trọng có thể khiến họ tìm ra nó. Hầu hết các trang web trực tuyến hoặc những người sử dụng phần mềm máy tính từ xa mong muốn phân tích điều gì đó, bởi vì ngay cả trong trường hợp thất bại nghiêm trọng mà giải phápcủa các vấn đề này không đòi hỏi sự tham gia trực tiếp. Điều đáng ghi nhớ rằng những điều nói trên được tạo ra bởicon người và đòi hỏi phải có sự giải thích hợp lý hơn với 'sự hiểu biết' theo nghĩa Phật giáo, sự thành công đối với điều này phức tạp và khó khăn hơn nhiều, nhưng như người ta nói 'con đường vòng dài nhất là con đường ngắn nhất để về nhà’.[52]  
 Tỉnh thức đối với các sự cố bắt nguồn từ cái nhìn bên trong: khi chúng ta nhìn sự vận hành của mọi sự vật, mọi tình huống với sự có mặt của Chánh niệm, chúng ta có cái nhìn đúng và sâu sắc hơn đối với các pháp, không bị chúng lôi cuốn theo vòng xoáy của chúng. Sự hiện diện của Chánh niệm là ‘thấy các pháp như là chúng’, chúng ta có thể tháo gỡ sự vướng mắc của mình vào chúng, như thế tâm chúng ta có được tự do từ các hiện tượng không ngừng thay đổi.
 ‘tỉnh thức đối với chính mình’- nhận thức về thân và những thay đổi của nó
 Cũng thế, Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc ý thức về thân thể, sự chuyển động của nó và tiến tình diễn ra trong nó. Nhiều quá trình trong thân của chúng ta đang phát sinh mà không có sự chú ý và nhận thức củachúng ta: ví dụ, nhiều người có thói quen cắn móng tay khi lo ngại, hoặc bẻ khớp các ngón, hoặc xoáy các lọn tóc trên đầu ngón tay mỗi lần như vậy; điều này được coi là một vài lọai biểu lộ của mức độ căng thẳng. Chúng thường liên quan đến sự rối loạn thần kinh, thường xuất hiện bởi sự căng thẳng. Và như được biết, bước đầu tiên để điều trịchứng bệnh như vậy là chẩn đoán chúng.
 Tuy nhiên, điều này chỉ trôi nổi trên bề mặt; nếu chúng ta nhìn sâu hơn một chút, chúng ta chắc chắn sẽ nhận ra rằng có một số lượng lớn của các hành động và tiến trình trong cơ thể chúng ta đang lẩn tránh sự chú ý của chúng ta:chúng ta luôn luôn ở trong trạng thái ngủ và thức, chúng ta ăn và uống, chúng ta nhấp nháy với đôi mắt của mình,chúng ta thở, cơ quan nội tạng của chúng tai đang làm việc không ngừng. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phảirèn luyện tâm của chúng ta trong việc nhận thức cả thế giới bên trong và bên ngoài.[53]  
 Cách tốt nhất để nhận biết về thân của mình là thực tập thiền, bởi sự thực tập này thì dễ dàng được thực hiện hơn khi thân và tâm hoàn toàn được thư giãn. Tuy nhiên, điều này không nên giới hạn chỉ với việc tu thiền, nó là cần thiếtđể tự mình tu tập trong sự tỉnh thức thể hiện ở mỗi hành động của cơ thể chúng ta, sự tập trung vào từng trường hợpcụ thể đều có thể. Đức Phật nói: 'hành giả cần chú ý bên trong-quán thân trong thân, hoặc chú ý bên ngoài-quán thân trong thân, hoặc cả hai bên trong và bên ngoài-quán thân trong thân. Hoặc hành giả cần chú ý vào hiện tượng phát sinh liên hệ với thân, hiện tượng hoại diệt đối với thân, hoặc hiện tượng sinh & diệt đối với thân. Hoặc với chánh niệmrằng: Có một cơ thể được duy trì trong phạm vi nhận biết và hồi tưởng. Và hành giả duy trì sự độc lập, không lệ thuộc(không bám vào) bất cứ điều gì trong thế gian. Đây là cách một nhà sư nên tập trung sự tu tập quán thân trong thân’[54], và tiếp đó ngài cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn; ngài gợi ý rằng mỗi người cần phải nhận thức đối với vị trí thân thể của mình, ví dụ, như khi ngồi hoặc nằm…điều này cần thiết để tu tập đối với sự nhận thức của mỗi tiến trình trong cơ thể chúng ta; như khi chúng ta ăn, hoặc khi nhai, lúc chúng ta nhìn lại trên con đường…Đơn giản hơn, sự chuyển động của mỗi cơ bắp, tế bào  trong cơ thể cần nên chú ý.
 Tuy thế, đây chỉ là những sự việc rõ ràng nhất. Điều này dường như không thể hiểu được tất cả các quá trình bên trong của chúng ta ngoài việc nhận ra những gì là nguyên nhân của chúng. Vì vậy, để biết rõ cơ thể của mình, tối thiểu, chúng ta phải biết về những phần đã hợp thành nó. Như sự hiểu biết và mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quanriêng của chúng ta giúp chúng ta hiểu được con người và thiên nhiên xung quanh chúng ta ở một mức độ phẩm chất cao hơn, rồi bất ngờ khiến chúng ta tương tác hiệu quả hơn với toàn bộ thế giới. Điều này cũng được áp dụng theo thứ tự ngược lại – nhìn người khác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình, vì nhiều sự việc có thể nhìn thấy chỉ bằng cách này.
 ‘tỉnh thức đối với những cảm thọ’
Sự tỉnh thức về những cảm giác không kém phần quan trọng, bởi vì ý thức đối với những phản ứng cảm thọ của cơ thể giúp chúng ta đạt được trạng thái cảm tính tinh xảo hơn.  Đức Phật rất đơn giản hoá việc nhận định về các giác quan, nêu bật những tiêu chí quan trọng nhất: ‘khổ thọ’, ‘lạc thọ’ và ‘vô ký thọ (cảm giác trung tính)’, sự biểu hiện của mỗi cảm thọ có nhiều đặc điểm quan trọng: 'thuộc về nhục dục’ và cũng như 'không thuộc về nhục dục’. 
 Có những khổ thọ và lạc thọ tiêu cực, thuộc về nhục dục: Ví dụ, cảm thấy sung sướng khi nằm trên một chiếc giường nệm mới mua, cảm giác buồn khi cái giường không còn đẹp và êm nữa; hoặc cảm giác lâng lâng khi chúng ta uống rượu, cảm giác buồn khi uống quá chén. Những khổ thọ và lạc thọ tích cực, không thuộc về nhục dục: Ví dụ, cảm giácan lạc khi tâm ít phiền não, khi ngồi thiền ở một nơi thanh tịnh, cảm thấy buồn khi thấy người nào đó bị người khác áp bức v.v…
Theo dõi những biểu hiện của những cảm xúc và tình cảm của chúng ta, chúng ta có thể học cách kiểm soát chúng, trở nên ít phụ thuộc vào các yếu tố của thế giới bên ngoài liên tục đánh lạc hướng chúng ta. Cách kiểm soát các cảm xúc cũng giúp chúng ta quán sát các nguyên nhân gây ra 'khổ thọ’ và ‘lạc thọ’ tiêu cực để loại bỏ chúng dần dần.
 ‘tỉnh thức đối với tư tưởng’
Tiến trình suy nghĩ của một người bình thường không có phương hướng. Thường thì những suy nghĩ dường như đến từ viễn tưởng, tạo ra tiếng ồn liên tục trong đầu. Bộ não của con người ngày nay thường có một lượng thông tin khổng lồ đến từ tất cả mọi phía. Thường thì chúng ta không nhận ra ngay rằng tiếng ồn này vốn thúc đẩy chúng taphải suy nghĩ về bất cứ điều gì.
 Trước khi chúng ta tiếp nhận bất kỳ loại thông tin nào, nó xuyên qua nhiều ‘bộ lọc’ gồm niềm tin, kiến thức, kinh nghiệm của chúng ta, và, tất nhiên, cả những quan điểm của người khác-nhiều người thì hầu như cố gắng một cách khó khăn để áp đặt chúng ta về cái nhìn của họ đối với tình huống. Nói một cách rõ hơn, nó hoạt động như là sự kiểm duyệt, nhưng trên một mức độ sâu hơn. Nó xảy ra rất thường xuyên mà chúng ta không nắm bắt nhiều điều hệ trọngđối với thực tế, rằng có bao nhiêu ‘bộ lọc’ ý tưởng của chúng ta xuyên qua trước đó. Dĩ nhiên, điều đó đưa ra rất nhiều câu hỏi của các loại sau đây: ‘có phải đó là tất cả những suy nghĩ của chúng hay không?’; 'nó là phản ứng của chúng ta?'; ‘những ham muốn của chúng ta là thật hay không?’; "Và nó là giải pháp của chúng ta? '; 'Hoặc chúng bị áp đặt bởi một ai đó hoặc một điều gì đó từ bên ngoài?’ (Sangharakshita) Hiểu những điều đó là sự ‘tỉnh thức đối với tư tưởng’ một cách cách rõ ràng, hỗ trợ chúng ta tìm ra được tư duy tích cực.
  'tỉnh thức đối với người khác’
Sự tương tác với người khác là rất quan trọng đối với Phật giáo, một phần chức năng khác quan trọng của 'chánh niệm' là nhận thức về người khác. Người khác thường được nhận thức bởi chúng ta như là một loại đối tượng bên ngoài vốn có nhiều tính năng hơn so với các đối tượng khác. Điều này thường là khó khăn cho chúng ta hình dungrằng mỗi người trên quả địa cầu này hầu hết chỉ là cùng một chiều trong những suy nghĩ và cảm giác; mọi người đều có cảm xúc và nhu cầu, kế hoạch và ý tưởng, nỗi sợ hãi và niềm đam mê riêng của mình, đều được dựa trên cùng một nguyên tắc qua các thời đại. Như đã đề cập ở trên, ‘tỉnh thức về người khác’ sẽ trợ giúp thiết lập truyền thông,chuyển biến nó với một cấp độ mới, không thể tiếp cận nó mà không thực hiện nó hoàn toàn. Sự tìm tòi và đạt tới sựhiểu biết củng nhau như thế sẽ khiến cho mọi người có thể giao tiếp trên một cấp độ thực sự mới, cung ứng sự tượng trợ với nhau tốt hơn, và chấm dứt bất kỳ sự kích động nào với những xung đột không cần thiết, và tránh đuợc bất kỳ sự hiểu lầm nào đó.
 ‘tỉnh thức đối với thực tại’
Cấp đột thứ tư và cuối cùng của sự tỉnh thức, nơi mà mọi người có thể dừng lại, và là điều mà giáo lý của Đức Phậtdẫn dắt chúng ta đến - là 'sự tỉnh thức về thực tại’. Như nó có thể được nhìn thấy ở trên, mỗi cấp độ trong đó đòi hỏi tiến trình phức tạp hơn nhiều trong việc đưa đến sự đầy đủ 'chánh niệm'. Như bước đầu tiên cần sự tỉnh thức về các đối tượng vật lý, tự nhiên nhiên xung quanh chúng ta, và tất cả những điều mà chúng ta đã bằng cách nào đó đi qua. Bước thứ hai đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa để hiểu rằng chúng ta là những sinh vật được cấu tạo bằng thịt và máu, nhưng đồng thời có khả năng suy nghĩ và cảm nhận. Bước thứ ba đòi hỏi chúng ta tỉnh thức về người khác, mở rộngphạm vi được xác định bởi hai cấp độ đầu tiên (Sangharakshita). Mức độ thứ tư – ‘tỉnh thức đối với thực tại’ được xem là khó khăn nhất để đạt đến, bởi vì nó bao hàm ba cấp độ trước, mở rộng nhiều hơn, chuyển tải nhận thức củathực tại toàn thể, sự tỉnh thức của mỗi thành phần cá nhân về thực tại này, và của mỗi tương tác của chúng.
            “Trong Phật giáo, thực tập Chánh niệm về thực tại là ý thức những gì đang có mặt ở đây, và chúng ta cũng có thể chọn bất kỳ đối tượng Chánh niệm cho chính mình. Chúng ta có thể ý thức về một bông hoa hay một đám mây, hoặc hơi thở của chúng ta. Năng lượng của Chánh niệm bao hàm năng lượng của sự tập trung. Khi Chánh niệm và sự tập trung có đủ sức mạnh, chúng ta có cái nhìn đầy tuệ giác. “chúng ta hiểu thấu bản chất về những gì đang ở đây;chúng ta đột phá vào bản chất của thực tại.”[55] Tỉnh thức những gì hiện tại, ngay tại đây, ngay bây giờ thì không phải là sự mơ tưởng một tương lai hay hoài vọng quá khứ. Chánh niệm là ôm lấy thực tại, và thực tại không còn bị chia cắt bởi nhị nguyên, và sinh và tử được nhìn trong sự tiếp diễn tương tức.
            Ngoài ra, việc thực hành Chánh niệm thường xuyên có tác động lợi lợi ích đáng kể đối với sức khỏe. Mộtnghiên cứu mới của các nhà khoa học tại tại Wisconsin, Spain, and France đã báo cáo bằng chứng đầu tiên về biến đổi phân tử cụ thể trong cơ thể sau một thời gian tu tập chánh niệm.
   Sự nghiên khảo sát về những ảnh hưởng của một ngày thực tập chánh niệm sâu sắc trong một nhóm của các thiền giả có kinh nghiệm, và so sánh với một nhóm gồm những đối tượng chưa qua kinh nghiệm thực tập. Sau tám giờ thực hành chánh niệm, những thiền giả đã cho thấy một loạt các khác biệt về gene và phân tử, bao gồm cả mức độ thay đổi của cơ quan điều tiết gene điều tiết và giảm lượng mức độ của các gene gây viêm, điều này tương quan với sựphục hồi vật lý nhanh hơn từ một tình huống căng thẳng. 
 "Tốt nhất đối với kiến thức của chúng ta, đây là bài viết đầu tiên cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong sự biểu hiện gene trong các môn học liên quan đến thực hành thiền chánh niệm.” (Richard J. Davidson)
 "Thú vị thay, những thay đổi đã được thấy trong khảo sát, các gene này có những mục tiêu hiện tại của các loại thuốc chống viêm và giảm đau." (Perla Kaliman) - The study was published in the Journal Psychoneuroendocrinology.
Chánh niệm có khả năng chữa lành vết thương của cơ thể thân và tâm; khi Chánh niệm có mặt, thực tại được nhìn trong thế duyên sinh, không bị ràng buộc bởi tư duy võ đoán, hay bị che khuất bởi bản ngã. Ở đây cánh cửa tự do bắt đầu mở.


Về lý thuyết để giảng dạy cho đại chúng thì Bát Chánh Đạo có 8 chi được kể theo thứ tự: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Nhưng đối với người hành thiền thì thứ tự nầy có hơi thay đổi. Và khi ta đang hành thiền thì tám yếu tố trên vận hành một cách hài hòa trong tâm người hành giả.
Mỗi buổi sáng, việc đầu tiên trong ngày hành thiền là thọ giới, hoặc năm giới hoặc tám giới. Khi nguyện không phạm các giới đã xin là ta đang hành trì 3 chi: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng của Bát Chánh Đạo: cố giữ lời nói chân chánh, hành động chân chánh và mạng sống chân chánh.
Khi hành thiền ta cố gắng giữ tâm chú niệm trên đề mục. Sự cố gắng nầy được gọi là Chánh Tinh Tấn, nếu không có nó tâm sẽ không ở yên trên đối tượng. Bằng sự cố gắng nầy, tâm sẽ bắt được đối tượng, đó gọi là Chánh Niệm. Chánh Tinh Tấn sẽ giúp Chánh niệm an trụ và đi sâu vào đối tượng chứ không hời hợt bên ngoài, đó là Chánh Định.

 Chánh niệm, còn gọi là đế ý, là chi thứ bảy trong Bát chánh đạo, dùng cộng tướng của bốn pháp thân, thọ, tâm và, pháp mà quán. Đây là một hình thức khác của Tứ niệm xứ, điều mà chúng tôi cũng đã đề cập đến trước đây. Ở đây chúng tôi cũng xin đề cập vắng tắc một chút, là hành giả chúng ta luôn luôn nhớ nghĩ về tánh tướng của tất cả các pháp một cách như thật mà không để lãng quên mất. Chúng ta có thể phân chánh niệm ra hai loại:
- Nhớ nghĩ đúng về pháp hữu lậu thế gian, tức là hành giả chúng ta luôn nhớ nghĩ về những thiện niệm, tác ý tương ưng với pháp hữu lậu.
- Nhớ nghĩ đúng về pháp vô lậu xuất thế gian, tức là hành giả chúng ta nương vào chánh kiến vô lậu mà thường tư duy suy nghĩ như thật về mọi đối tượng, với sự tác ý tương ưng với pháp vô lậu với những ý niệm ghi nhớ rõ ràng không bao giờ quên.
Đó là hai cách nhớ nghĩ chân chánh đúng chánh pháp về thiện và thiện giải thóat dành cho hành giả khi tu tập chánh niệm.

Như giải thích trên, niệm là ghi nhớ. Vậy nhớ thế nào? Niệm ra sao? Là chúng sanh thì bất cứ niệm khởi nào cũng đều bị xem là vô minh theo như quán 12 nhân duyên mà luận. Niệm nào cũng sẽ bị kẹt chỗ này, mắc mứu chỗ kia. Muốn Chánh niệm thì duy nhất là hãy phát niệm theo Phật thì mới có thể xem là chánh. Vậy niệm theo Phật là niệm như thế nào?

Đó là niệm theo phát tâm – phát nguyện của các chư bồ tát, các chư phật, các a-la-hán hoặc các thiện tri thức nếu khó quá. Vì theo lý ở trên, nơi bắt đầu cũng là nơi kết thuc. Niệm khởi vô cùng quan trọng vì đó là đích đến của chúng ta ngay từ khởi niệm.

Ví dụ:
-         Bồ tát thường nguyện cứu độ chúng sanh cho đến khi nào chúng sanh không còn khổ nữa
-         Chư phật thì nguyện làm mọi thứ mọi cái cho đến khi nào chúng sanh thành Phật thì thôi.
-         Nguyện nào có dính líu đến Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) thì cũng là chánh niệm
-         V.v…..


Chính niệm, tiếng pali viết là Sammàsati : Suy niệm chân chính.

Theo: http://www.gdptvn-hoaky.com/DiButNPHTCang/DiBut/09_ConDuongTamDung.pdf
Tưởng nhớ đúng: Mình phải tiến bộ, vì mình đã hứa hẹn với Ba Mạ, với anh chị, với chính mình. Mình không thể đem “không vui” cho Ba Mẹ một lần nữa, mình không thể để cô giáo chê trách, không thể thua các bạn trong lớp, mình phải tiến bộ luôn, phải tiến bộ luôn!

Chánh Niệm: Ghi nhớ sự chân chánh.

Còn cũng tưởng, mất cũng tưởng, có cũng tưởng, không cũng tưởng, thành cũng tưởng, bại cũng tưởng, thương cũng tưởng, ghét cũng tưởng. Thất tình lục dục bắt buộc con người phải phí biết bao nhiêu tâm cơ, bao nhiêu trí não phụng sự nó. Danh lợi, cảm tình, uy quyền, phú quí... được hằng ngày ghi nhớ. Vì thế con người mãi mãi lăn lộn trong sáu đường, không thoát khỏi vòng sanh tử. 

Để thoát chỗ luân hồi bỏ cuộc đời lầm than hoạn họa, hãy rán tưởng niệm phương pháp hành đạo, bỏ các điều phù phiếm, ghi nhớ công lao Đức Phật đối với quần sanh, bia tạc vào lòng những điều Phật giáo. Phải nhớ rằng xác thân do tứ đại (đất, nước, lửa, khí) tạo thành và sớm muộn gì nó cũng sẽ bị tan rã. Đặng vậy, ta mới bỏ được các sự xúc động, các mối dục tình, tránh điều khổ lụy do nó gây nên.


Những gì là tám Chánh đạo?
Thứ nhất là Chánh kiến. Thế nào là Chánh kiến? Tin bố thí, tin lễ nghĩa, tin cúng tế, tin thiện ác chắc chắn đưa đến quả báo, tin cha mẹ, tin người tu trong đời, tin cầu đạo, tin có tu hành, tin có kết quả chân chánh, đời này đời sau, tự mình chứng đắc với trí tuệ dạy bảo cho người; đấy là Chánh kiến.
Thứ hai, Chánh niệm là gì? Ý nghĩ bỏ dục, xuất gia, không sân hận, phẫn nộ, không làm hại; đấy là Chánh niệm.
Thứ ba, Chánh ngữ là gì? Không nói hai lưỡi, không nói phù phiếm, không mắng chưởi, không nói dối; đấy là Chánh ngữ.
Thứ tư, Chánh hành là gì? Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm là Chánh hành.
Thứ năm, Chánh thọ là gì? Người đệ tử có học đạo không tìm cầu sanh sống phi pháp, tìm cầu thức ăn, chỗ ở, thuốc men đúng pháp,


Cuối cùng, khi khủng hoảng qua đi, hãy chánh niệm! Nghĩ về những hậu quả trong quá khứ để hành động đúng trong tương lai. Biết hổ thẹn với những gì mình làm sai để tiến tới việc làm đúng về sau.
Thực tập Bát Chánh đạo là tu tập thân - khẩu - ý, vốn là những nơi tạo nghiệp, tạo các cơn sóng dữ gây nên những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ. Giữ cho thân khẩu ý theo Bát Chánh đạo, cá nhân và tổ chức không chỉ tránh những khủng hoảng, mâu thuẫn, xung đột mà trên hết là xây dựng được nền tảng vững vàng, an ổn từ bên trong. Cuối cùng, mọi sự từ tâm mà ra. Tâm của cá nhân, tâm của tổ chức, tâm của quốc gia, tâm của vũ trụ.
Tâm yên, vạn vật yên.


Thế nào là chánh niệm? Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời.


Chánh Niệm cùng với Chánh Định tạo thành nền tảng cho thiền định của Phật giáo. Đức Phật mong muốn các tín đồ của mình tập trung tinh thần vào cảm xúc, năng lực tinh thần và khả năng của họ trong khi tránh xa những ham muốn thế gian và những phiền nhiễu khác. Từ những sai lầm đã qua trong quá khứ mà tránh tiếp tục mắc phải và quan sát hiện tại, tương lai. Chánh niệm đề cập đến khả năng dùng cái trí để nhìn thấy mọi thứ, để không bị dẫn dắt bởi sự tham lam, oán giận, giận dữ và vô minh.


Chi thứ 7 trong Bát chánh đạo là ‘chánh niệm’.Tiếng Pali là Samma sati. Samma là chánh; Sati có nghĩa là niệm, ức niệm, chánh niệm. Hay nói một cách khác là cột tâm, dán tâm hay chú tâm vào một đối tượng nào đó, được gọi là chánh niệm. Liên quan ý nghĩa này, trong ‘Đại Kinh Xóm Ngựa’ (Maha ssapura suttam) đức Phật giải thích như sau:
“Này các Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa?" Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.”[14]
Nguồn gốc của khổ đau là vô minh, nhưng vô minh là cái gì rất trừu tượng khó hình dung, không ai biết vô minh là gì. Muốn hiểu vô minh là gì, không thể trực tiếp tìm hiểu vô minh, phải ngang qua các hình thức mà vô minh biểu hiện, từ đó mới hiểu được vô minh là gì. Cũng vậy, trạng thái thiếu chú ý, không cẩn thận, lơ đãng của tâm là hình thức biểu hiện của vô minh, do vậy nó dẫn đến nhiều hậu quả phiền não khổ đau cho con người. Ví dụ vừa nấu ăn vừa nói chuyện phone, cho nên món xào bị cháy, hoặc nêm nếm mặn lạt; hoặc vừa lái xe vừa nói phone, lạc tay lái xảy ra tai nạn giao thông; hoặc vừa học bài vừa nghĩ đến người thương, cho nên bài không thuộc….thức ăn không vừa miệng, tai nạn giao thông, bài không thuộc…, nguyên nhân chính của nó là thiếu sự tỉnh giác, không chú tâm. Nếu lái xe mà chú tâm vào việc lái xe thì tại nạn khó xảy ra; chú tâm vào việc học bài thì vô lý bài lại không thuộc, và biết bao câu chuyện khác nữa. Đó chính là ý nghĩa câu: Đi mình biết mình đi, ăn mình biết mình ăn, uống mình biết mình đang uống…là thiền. Có người không mấy hiểu ý này lại giải thích thành ra, tu là chuyện ăn, mặc, đi, đứng… là những chuyện bình thường của cuộc sống. Nếu tu chỉ có thế, đâu cần gì học hành, đến trường lớp chi cho khổ. Hoặc cố ý giải thích nó thành những câu chuyện ở từng trời thứ 34[15], cả người nghe và người giải thích đều không hiểu. Tự bào chữa cho sự giải thích vô lý của mình, lại đổ thừa cho trình độ người nghe, và nói rằng, “đợi khi chứng ngộ rồi mới hiểu”, cùng nhau vỗ tay đợi chờ ngày ấy, nhưng ngày ấy là ngày nào ai mà biết được, chỉ còn có cách giao hết mạng con cho thầy cho Phật quyết định. Phải chăng giáo lý Phật giáo Đại thừa là giáo lý chỉ dành cho người giác ngô, có nghĩa là đợi khi nào giác ngộ mới hiểu. thế thì mọi ngày chúng ta đọc tụng kinh Phật để làm gì? Nên hiểu rằng, giáo lý của đức Phật là giáo lý đến để thấy, biết và thực hành, không phải để tin và thờ phụng. Nếu đạo Phật tiếp tục giải thích theo cách này, thì đó là bức vạn lý trường thành để ngăn chận thế hệ trẻ, giới tri thức đến với đạo Phật. Có lẽ đã đến lúc Phật giáo chúng ta phải kiểm thảo lại cách giáo dục và hoằng pháp của mình.
Trở lại vấn đề. Chánh niệm là giúp cho tâm chúng ta không bị tán loạn; tâm không tán loạn là tâm có chánh niệm, như vậy tâm ấy không có cơ hội phát sinh phiền não.
Từ ý nghĩa cơ bản này đi đến hình thành các pháp môn tu tập trong nhà Phật, như là Niệm Phật, Tứ niệm xứ, Quán hơi thở ra vô, ngay cả quán công án…
Niệm Phật không chỉ dừng lại ở miệng niệm danh hiệu Phật A Di Đà mà chủ yếu là để tâm chúng ta trở về với tự tánh Di Đà. Tự tánh Di Đà là vô lượng quang và vô lượng thọ. Vô lượng quang là ánh sáng vô lượng không có giới hạn, ánh sáng đó là loại ánh sáng nào? là ánh sáng của trí tuệ, chỉ có ánh sáng trí tuệ mới không bị giới hạn bởi chướng ngại vật. Vô lượng thọ là thọ mạng không có giới hạn. Thọ mạng nào lại không bị giới hạn của qui luật duyên sinh? chỉ có thọ mạng của trí tuệ mới có thể không bị quy luật duyên khởi, chuyển đổi cái tâm giác ngộ trí tuệ đó thành cái tâm vô minh đầy đau khổ của chúng sinh. Ý muốn nói rằng, người giác ngộ là người có trí tuệ, người có trí tuệ là người không bị rơi vào cái khổ của sinh diệt, diệt sinh, người không rơi vào cái khổ sinh diệt đồng nghĩa với không rơi vào sinh tử luân hồi, vì sinh tử luân hồi là khái niệm khổ, không còn khổ có nghĩa là thọ mạng của hạnh phúc vô lượng, hay nói một cách khác thọ mạng của trí tuệ vô lượng. Đây là ý nghĩa sâu xa của pháp môn niệm Phật mà người tu tập pháp môn này cần phải biết và thấu hiểu.


Chánh Tinh Tấn liên quan mật thiết với Chánh Niệm, tức liên tục chú tâm quán tưởng đến thân, thọ, tâm, và pháp còn được gọi là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp.
Suy niệm chân chánh về bốn đề mục trên có khuynh hướng tận diệt bốn sai lầm rất phổ thông trong đời sống là:
-Ưa thích cái không được ưa thích.
-Thấy đau khổ là hạnh phúc.
-Xem cái vô thường là trường tồn bất biến.
- Vô ngã lại cho là linh hồn trường cửu.

Chính niệm (pali: sammâ-sati, sanskrit: samyak-smṛti): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;

Chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).


Chánh niệm là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, vẫn còn rất thích hợp đến đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp ấy tự nó không dính dáng gì đến đạo Phật, hoặc việc trở thành một Phật tử, nhưng nó là sự tỉnh thứcdậy, biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới chung quanh. Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống của mình, và ý thức được tính chấttoàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống. Và trên hết, chánh niệm có nghĩa là tiếp xúc được với thực tại, những gì đang xảy ra chung quanh ta. 

Theo quan điểm của Phật giáo, thì trạng thái tỉnh thức của một người bình thườngrất có giới hạn và đang bị giới hạn. Nói chính xác hơn thì trạng thái ấy giống như của một người nằm mộng hơn của một người tỉnh thứcThiền tập sẽ giúp đánh thức ta dậy từ một giấc ngủ mê của những tập quán hành động máy móc vô ý thức. Và từ đó ta mới có thể thật sự sống, và có thể xử dụng được hết mọi khả năng củaý thức cũng như trong tiềm thức của mình. Những bậc thánh nhân, các nhà Yoga, những vị thiền sư đã thám hiểm và thăm dò lãnh thổ này từ hàng mấy nghìn năm nay. Và trong tiến trình ấy, họ đã học được những điều có thể đem lại lợi ích lớn lao cho chúng ta, nhất là những người sống ở Tây phương, giúp họ làm quân bình lại một nền văn hóa lúc nào cũng muốn chiếm hữukiểm soát thiên nhiên, thay vì ý thức được rằng ta cũng là một phần rất thân thiết đối với chúng. Kinh nghiệm của những bậc thánh nhân dạy rằng, khi ta biết quay vào trong và tự quán sát mình cho sâu sắc, bằng những phương pháp có hệ thống rõ ràng , chúng ta có thể sống mộtcuộc đời hòa hợp hơn, hạnh phúc hơn và với nhiều tuệ giác hơn. Nó cũng sẽ đem lại cho ta một cái nhìn mới về thế giới chung quanh, có thể bổ sung cho nhữngquan niệm duy vật hạn hẹp đang chi phối tư tưởng và tập tục của chúng ta, nhất là những người Tây phương. Nhưng quan điểm mới này không nhất thiết là của riênggì Đông phương hoặc là một triết lý nào huyền bí cả. Ông Thoreau cũng đã nhìn thấy rất rõ vấn đề này, ở New England vào năm 1846 và ông đã viết về hậu quảnguy hại của nó với một cảm xúc rất mạnh mẽ. 

Trong đạo Phậtchánh niệm còn được gọi là trái tim của thiền quán. Trên căn bảnthì chánh niệm là một ý niệm hết sức đơn giảnSức mạnh của chánh niệm nằm ở chỗ ta biết thực hành và áp dụng nó. Chánh niệm có nghĩa là chú ý theo một đường lối đặc biệt: có mục đích, ở trong giây phút hiện tại và không phán xét. Sự chú ý này sẽ nuôi dưỡng một ý thức rộng lớn, sáng tỏ và biết chấp nhận thực tạiChánh niệmđánh thức ta dậy để nhận thấy sự thật rằng sự sống của ta chỉ có mặt trong giây phút hiện tại này mà thôi. Nếu chúng ta không có mặt trọn vẹn trong những giây phút ấy, ta không những bỏ qua những gì quý báu nhất trong đời mình, mà còn không thể nhận diện được sự giàu có và thâm sâu của những cơ hội có thể giúp tatrưởng thành và chuyển hóa

Nếu ta thiếu chánh niệm trong giờ phút hiện tại, những thói quen và tập quán vô ý thức sẽ có thể tạo nên nhiều vấn đề khác nữa, thường thường chúng bị thúc đẩybởi một sự sợ hãi và bất an sâu xa trong ta. Những vấn đề này sẽ tích tụ qua thời gian, nếu lâu ngày không được chăm sóc, chúng có thể gây cho ta một cảm giác bịmắc kẹt và xa lìa thực tại. Và cuối cùng, ta có thể sẽ đánh mất đi niềm tin vào khả năng giải thoát của chính mình. 

Chánh niệm là một phương pháp tu tập giản dị nhưng có một năng lực vô song, có thể giúp ta thoát ra và tiếp xúc lại được với tuệ giác và sự sống của mình. Đây cũng là một phương cách giúp ta làm chủ lại được đường hướng và phẩm chất của đời mình, trong đó có những mối tương quan của ta trong gia đình, ngoài xã hội, rộng hơn nữa là với thế giới và trái đất này, và căn bản hơn hết là với chính ta, như mộtcon người

Cây chìa khóa của con đường giải thoát này có gốc rễ nằm trong đạo Phậtđạo Lãovà Yoga, nhưng ta cũng có tìm thấy nó trong các công trình của những người Tây phương như Emerson, Thoreau và Whitman, và trong tuệ giác của người Da đỏ nữa. Đó chính là sự ý thức được tính chất quý báu của giây phút hiện tại và nuôi dưỡng một mối liên hệ mật thiết với thực tại bằng một sự chú ý liên tục và thận trọngThái độ ấy hoàn toàn khác hẳn với những khi ta xem cuộc sống này như là một cái gì rất bình thường và đương nhiên! 

Thói quen đem hy sinh giây phút hiện tại này cho một sự kiện nào đó chưa xảy ra, đẩy ta thẳng vào thế giới của thất niệm, và từ đó ta không còn ý thức được màn lưới chằn chịt nối liền mọi sự sống với nhau nữa. Sự thất niệm ấy gồm có việc thiếuý thức và thiếu hiểu biết về chính bản tâm ta, và ảnh hưởng của nó trên nhận thứcvà hành động của ta. Vì vậy sự sống của ta, mối tương quan với người khác, và vớithế giới chung quanh, đã trở nên vô cùng giới hạnXưa nay, người ta vẫn thường cho rằng, những vấn đề căn bản ấy là thuộc lãnh vực tôn giáo, nằm trong một khuôn khổ tâm linh. Nhưng thật ra chánh niệm không có dính dáng gì đến tôn giáohết, ngoại trừ trong ý nghĩa cơ bản của danh từ ấy, như là một phương tiện để tiếp xúc với sự huyền nhiệm của sự sống, và ý thức được rằng ta có một mối liên hệ rấtmật thiết với hiện hữu chung quanh ta. 

Khi ta biết chú ý một cách cởi mở, không để bị chi phối bởi sự ưa thích, ghét bỏ của mình, cũng như những ý kiếnphê bìnhxu hướng và mong ước, thì sẽ có những cơ hội mới xuất hiện và chúng có thể giúp ta thoát ra khỏi được sự trói buộc của vô thức trong ta. 

Đối với tôi thì chánh niệm là một nghệ thuật sống tỉnh thức. Bạn không cần phải là một Phật tử hay một nhà Yoga mới có thể thực tập chánh niệm. Thật ra trong Phật giáo, điểm quan trọng nhất là ta phải biết trở về với chính mình, chứ không nên cố gắng trở thành một cái gì khác hơn là mình. Đạo Phật dạy cho ta biết tiếp xúc với tự tánh của ta và để cho nó hiển lộ ra một cách không ngăn ngại. Có nghĩa là ta phảitỉnh thức dậy và nhìn thấy sự vật như chúng thật sự như vậy. Thật ra chữ Buddha, Phật, có nghĩa là một người tỉnh thức, một người đã thấy được tự tánh của mình. 

Vì vậy, sự thực tập chánh niệm không hề xung đột với bất cứ một tín ngưỡng hay một truyền thống nào khác - cho dù đó là tôn giáo hoặc khoa học - và nó cũng không đòi hỏi ta phải tin vào một hệ thống tư tưởng hoặc một chủ nghĩa nào hết.Chánh niệm chỉ đơn giản là một phương pháp cụ thể giúp ta tiếp xúc được với chính mình một cách trọn vẹn hơn, qua một quá trình tự quán chiếu, tự xét soi và hành động có ý thức. Quá trình ấy không có gì là lạnh lùng, khô khan và vô tâm hết. Thật ra nền tảng của chánh niệm phải là lòng từ ái, hiểu biết và nuôi dưỡng. Bạn cũng có thể nghĩ đến chánh niệm như là một lòng nhân từ

- Có một người học trò nói rằng: "Khi tôi là một Phật tử thì cha mẹ, bạn bè tôi ai cũng cũng lấy làm khó chịu. Thế nhưng khi tôi là một vị Phật, thì mọi nguời đều hạnh phúc".




Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.


Những gì không phải là chánh niệm? 
     Chánh niệm không có nghĩa chỉ là nhận biết hay là có ý thức, bởi vì một người thì lúc nào cũng có ý thức, trừ khi là trong hôn mê hoặc chết đi. Ý thức là một đặc tính rất cơ bản của tâm, và nó được hiểu như là một sự kiện xảy ra, thay vì là một cái gì đó hiện hữuVì vậy cho nên, ý thức luôn luôn có mặt khi có bất cứ một kinh nghiệm nào đó khởi lên. Và nếu như chánh niệm có nghĩa là có ý thức, thì chúng ta lúc nào cũng có chánh niệm hết, một cách tự động, trong mọi hoàn cảnh.


    Chánh niệm không chỉ có nghĩa là sự chú ý, bởi vì ta lúc nào cũng chú ý. Chú ý là một tâm hành gom tụ những tâm hành khác lại với nhau, và cùng hướng về một đối tượng. Nó giúp mang lại sự nhất quán và tập trung trong mỗi giây phút. Sự chú ý của ta có thể lang thang từ một đối tượng này sang đối tượng khác, không giữ yên được trên một đối tượng nào lâu dài, nhưng nó lúc nào cũng hướng về một nơi nào đó.


    Chánh niệm cũng không có nghĩa là chú tâm vào giờ phút hiện tại, vì tất cả bất cứ một tâm hành nào cũng chỉ có thể khởi lên trong giờ phút hiện tại này mà thôi. Làm sao nó có thể khác hơn được? Ta không thể nào thấy, nghe, ngửi, nếm, hay xúc chạm một đối tượng nào đó, trừ khi trong ngay chính giây phút này. Những đối tượng của tâm thức, ví dụ như tư tưởng, có thể lấy nội dung từ quá khứ (ký ức) hay tương lai (tưởng tượng), nhưng cái tiến trình suy nghĩ về quá khứ và tương lai ấy, luôn luôn chỉ có thể có mặt trong giờ phút hiện tại này mà thôi. Khi người ta nói về cóý thức trong giờ phút hiện tại, thật ra họ chỉ muốn nhắc nhở chúng ta buông bỏ đi sự suy nghĩ và hãy cảm nhận trực tiếp qua các giác quan, hay là ý thức được tiến trình suy nghĩ mà không bị vướng mắc vào nội dung của những tư tưởng ấy.


    Và ta cũng không thể nào định nghĩa chánh niệm cho xác đáng rằng đó là một sự chú ý có chủ đíchhay nói một cách khác, là ý thức một cách có ý thức. Sự khác biệt giữa cái biết có ý thức và cái biết vô ý thức là sự có mặt của haitâm hành “tầm” (applied thought) và “tứ” (sustained thought). Tầm giúp tâm ta hướng về một đối tượng nào đó mà ta có tác ý muốn chọn lựa. Và tứ giúp ta duy trì được sự chú ý của mình trên đối tượng mà mình chọn đó. Nhữngphương pháp thiền tập thường sử dụng hai yếu tố tầm (hướng sự chú ý) và tứ (duy trì sự chú ý) này qua nhiều cách khác nhau, nó giúp làm tăng trưởng định lực, nhưng không phải phương pháp thiền tập nào cũng là thiền chánh niệm.


    Điều quan trọng ta cần ghi nhận là những tâm thức mà ta vừa nêu ra bên trên đều có tính cách trung hòa, không xấu cũng không tốt, và chúng có thể được dùng trong những việc thiện hoặc bất thiện. Rất nhiều những hành độngbất thiện của ta đều có sự chú ý, có chủ tâm, và sự tập trung. Và cùng những chức năng này cũng có mặt trong những việc làm thiện lành của ta nữa.


Chánh niệm là gì?
Bây giờ ta hãy xem chánh niệm là gì theo quan điểm truyền thống đạo Phật
    Mỗi giây phút của ý thức luôn luôn được đi kèm theo cùng với một phản ứng cảm xúc, và đây chính là nơi màchánh niệm thật sự có mặt trong tấm bản đồ kinh nghiệm của đạo PhậtChánh niệm là một phẩm chất của phản ứngcảm xúc (emotional response), một thái độ và phản ứng có chủ ý đối với một đối tượng kinh nghiệm nào đó, nó định hướng và kết cấu cho sự trải nghiệm trong tâm của ta sẽ như thế nào.


    Chánh niệm tự nó là một tâm hành thiện và tốt lành, cho nên nó không thể nào biểu hiện được nếu như tâm thứcđang bị ảnh hưởng bởi tham và sân, cho dù trong những trạng thái rất nhẹ như là ưa chuộng hoặc là chống đối một việc gì đó. Bất cứ khi nào ta muốn hay không muốn sự việc xảy ra theo một lối nào đó, là tâm ta không có chánh niệm.


    Chánh niệm đòi hỏi một sự bình thản và buông xả toàn vẹn. Điều này không có nghĩa là ta trở nên dững dưng hoặclạnh lùng đối với những gì đang xảy ra. Nhưng là khi tâm ta trở nên quân bình và có ý thức trọn vẹn được sự việc như chúng đang thật sự là, và không hề có ý muốn thay đổi vì ưa thích cái này hoặc ghét bỏ cái kia.


    Chánh niệm là một tâm thức tiếp cận với đối tượng của sự chú ý. Nhưng sự tiếp cận này không hề bị vướng mắctrong sự ham muốn. Ta thở với chánh niệm, nhưng không hề muốn hơi thở được dài hay ngắn, mà chỉ cảm nhận hơi thở như nó là. Ta bước đi trong chánh niệmtới lui, mà không hề có ý định phải đi đến một nơi nào đó, chỉ đơn giảnghi nhận cái sắc thái, kết cấu của những cảm xúc trong thân, khởi lên rồi diệt đi tự nhiên.


    Vì vậychánh niệm cũng là hết tất cả những yếu tố vừa kể ra đó – ý thứcchú tâm, trong giờ phút hiện tại, có chủ đích – và thêm một điều quan trọng này: là với một thái độ bình thản và buông xả không dính mắc.


Bài giảng của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
https://www.youtube.com/watch?v=r9ECa7U7fXw
Bài giảng của thầy Minh