Tuesday 22 September 2015

Đàm đạo về Tâm - Ý - Thân


Linh Tam: xin đạo hữu Khải Tâm Trịnh khai ngộ cho tôi biết Tâm mình ở đâu. Chân thành cảm ơn!
- TMH: Xin cho hỏi Linh Tam có tu tập thiền theo thiền Tứ Niệm Xứ không ?
Khải Tâm Trịnh: Theo các bạn thân,khẩu,ý hành do đâu mà sanh khởi,và chịu sự tác động,chỉ đạo bởi đâu?
- TMH: Theo cảm nhận của bản thân khi tập thiền Tứ Niệm Xứ, tôi nhận thấy được mối quan hệ của Tâm - Ý - Thân. Trong đó Tâm tác ý, ý khiến thân và thân hành động. Khẩu ở đây cũng thuộc hành động của thân, thực chất miệng là một bộ phận của thân để nói nên cái ý đã được tạo tác từ Tâm ra thôi. Còn Tâm thì luôn thay đổi ( không thường hằng ). Tôi thấy luôn có những biến đổi ở Tâm để dẫn hướng cho những suy nghĩ, phân tích  ( ý ) của chúng ta, tôi gọi đó là những duyên khởi. Khi những duyên khởi cứ dấy lên về một chủ đề nào đó thì nó sẽ dẫn dắt và tạo tác cho những ý nghĩ, phân tích của chúng ta để rồi khiến thân ta hành động. Và cả quá trình đó sẽ tạo nên nghiệp của chúng ta, từng giây, từng phút, ... Và cả cuộc đời.
Khải Tâm Trịnh: Tâm có phải là ý không ? 
- TMH: Tâm không phải là ý, ý là cái của tự bản thân ta và được xây dựng trong chúng ta qua kinh nghiệm sống, qua những học tập, rèn luyện hàng ngày ... Và ý có nghĩa là cái ý chí, trí tuệ để phân tích sự việc. Khi thiền ta niệm các từ phù hợp với đối tượng xuất hiện tức đó là cái ý, còn đối tượng xuất hiện đó chính là các duyên khởi thuộc Tâm.
Khải Tâm Trịnh: Vậy "Vạn Pháp do duyên sanh",hay "Vạn Vạn Pháp duy Tâm tạo" có phải là 1 k,và"Ý dẫn đầu các Pháp,Ý làm chủ tạo tác" hay"Tâm làm chủ các Pháp,Tâm làm chủ,tạo tác" nên hiểu thế nào cho đúng vậy bạn?

- TMH: Theo bản thân cảm nhận thì " vạn pháp do duyên sinh " có thể hiểu như duyên khởi dấy lên trong Tâm sẽ tạo lên Nghiệp mỗi người qua quá trình vận hành của Tâm - Ý - Thân. Còn " Vạn vạn pháp duy tâm tạo " có thể hiểu rằng duyên khởi từ tâm không phải chỉ do kiếp sống hiện tại tạo nên mà còn có những duyên khởi ẩn chứa trong Tâm từ vạn, vạn kiếp mỗi chúng ta sẽ dấy lên để dẫn dắt, ví dụ như tự nhiên chúng ta có một linh cảm gì đó chẳng hạn. Còn pháp của Ý " làm chủ tạo tác " có lẽ nên hiểu và chứng thực rằng khi thiền Tứ Niệm Xứ thì ta niệm kịp những duyên khởi dấy lên sẽ khiến Tâm trở về Tĩnh lặng và không có duyên khởi nào xuất hiện kịp cũng như ý của chúng ta không có thời gian để phân tích, suy diễn và khiến thân, .. Như vậy sẽ dừng tạo nghiệp.


Duyên khởi nơi Tâm ta



Hãy hình dung Tâm ta như một bộ nhớ của các thiết bị vi tính hiện đại ngày nay. Và Tâm sẽ lưu lại tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy từng giây, từng phút ... cả cuộc đời. Những điều chúng ta muốn hay không muốn cũng được ghi nhận lại và dần dần nó tạo thành tầng tầng lớp lớp lưu trữ ở trong Tâm, khi cần chúng ta có thể lục tìm được chúng hoặc bất chợt chúng hiển hiện lên khiến ý thức chúng ta cảm nhận thấy một cách rõ ràng. 
Khi chúng ta dùng ý chí của mình để theo dõi những gì xuất hiện nơi Tâm ta, ta thấy nó luôn thay đổi và thật khó đoán định. Như khi ta thấy Tâm ta đang chú ý nghe giảng bài thì bất chợt thấy nó lại dẫn ta nghĩ đến muốn nói chuyện với bạn bên cạnh, hoặc như ta đang đọc những dòng chữ này thì Tâm ta lại hiện lên câu hỏi rằng người viết này có đáng tin không hoặc như ôi dào ông này dở hơi viết lung tung, đã làm được cái gì cho đời, hoặc như ta đang nói chuyện với bạn bè thì chợt nghĩ đến công việc cơ quan đang dở dang, vi diệu hơn như khi ta biết một tin về lợi nhuận nuôi cá lồng bè từ một bài viết trên internet và nhân dịp về quê ta kể chuyện lại cho một người bạn thì sau đó một thời gian người bạn đó nuôi cá lồng bè và thu nhập tiền tỷ một năm ... vvv rất nhiều những điều được ghi nhớ trong Tâm và khởi lên trong ta vào một lúc nào đó.
 Vậy là có tầng tầng lớp lớp những duyên khởi được lưu trữ trong Tâm để có thể dấy lên bất cứ lúc nào để ảnh hưởng, tạo tác cho ý nghĩ, phân tích của chúng ta. Làm cách nào để chúng ta bóc bỏ chúng ra dần dần dần cho đến khi còn cái Tâm nguyên thuỷ. Tâm nguyên thuỷ được hiểu nôm na như là một chiếc đĩa cd trắng hay một bộ nhớ trống vậy, hay là trạng thái Tĩnh lặng của Tâm, hay như định Tâm trong thiền định.
Cũng như việc ta quay tua lại một cuốn băng để trở về điểm đầu tiên của sự ghi nhận thì thiền Tứ Niệm Xứ trước mắt dùng ý của mình để niệm những điều Tâm thấy, Tâm cảm nhận ( duyên khởi ). Thời gian đầu thì ý của chúng ta luôn đi sau những điều này, nhưng rồi dần dần việc tu tập của chúng ta tiến triển thì ý đi theo sát, nắm bắt và niệm kịp thời những duyên khởi khiến Tâm luôn được kiểm soát, đồng thời Ý cũng không có thời gian phân tích và điều khiến Thân thể ta được. Khi này ta thấy tất cả mọi thứ ập đến hay những thứ tự gợi lên từ Tâm đều thay đổi liên tục. Khi Ý đuổi kịp duyên khởi nơi Tâm thì chuỗi quan hệ tạo lập Nhân Quả ( TÂM tạo tác Ý, Ý sai khiến Thân và Thân hành động ) bị phá vỡ. Tâm không dẫn dắt ý của ta được và Ý cũng không có đủ thời gian để phân tích rồi sai phái Thân ta hành động để hoàn tất một Nghiệp do Tâm mong muốn ( mỗi khi Ý phân tích là Tâm lại dẫn dắt và ta lại niệm lên khiến Ý không thể chuyển những phân tích đó thành hành động nơi cơ thể chúng ta vậy ) .. Lúc này tương tự như cuộn băng đã tua về điểm đầu, và như vậy Tâm rơi vào trạng thái tĩnh lặng, Thân ( cơ thể ) được nghỉ ngơi. Để đạt được trạng thái này thì chúng ta phải hình dung sự tu tập ý chí ( cái Ý nói ở trên ) phải rất bền bỉ và chăm chỉ cùng với giữ giới trong cuộc sống thường ngày để loại bớt những duyên khởi tạo lên cho Tâm giúp Ý nắm bắt các duyên khởi một cách vi diệu hơn. 
Còn qua được giai đoạn ĐỊNH TÂM sẽ là một thế giới mới mở ra cho chúng ta những điều kỳ diệu, những luận giải và mô tả xin phép quý vị cho tôi được lui thời gian lại bởi khả năng và thực tế chưa cho phép.