Tuesday 22 September 2015

Đàm đạo về Tâm - Ý - Thân


Linh Tam: xin đạo hữu Khải Tâm Trịnh khai ngộ cho tôi biết Tâm mình ở đâu. Chân thành cảm ơn!
- TMH: Xin cho hỏi Linh Tam có tu tập thiền theo thiền Tứ Niệm Xứ không ?
Khải Tâm Trịnh: Theo các bạn thân,khẩu,ý hành do đâu mà sanh khởi,và chịu sự tác động,chỉ đạo bởi đâu?
- TMH: Theo cảm nhận của bản thân khi tập thiền Tứ Niệm Xứ, tôi nhận thấy được mối quan hệ của Tâm - Ý - Thân. Trong đó Tâm tác ý, ý khiến thân và thân hành động. Khẩu ở đây cũng thuộc hành động của thân, thực chất miệng là một bộ phận của thân để nói nên cái ý đã được tạo tác từ Tâm ra thôi. Còn Tâm thì luôn thay đổi ( không thường hằng ). Tôi thấy luôn có những biến đổi ở Tâm để dẫn hướng cho những suy nghĩ, phân tích  ( ý ) của chúng ta, tôi gọi đó là những duyên khởi. Khi những duyên khởi cứ dấy lên về một chủ đề nào đó thì nó sẽ dẫn dắt và tạo tác cho những ý nghĩ, phân tích của chúng ta để rồi khiến thân ta hành động. Và cả quá trình đó sẽ tạo nên nghiệp của chúng ta, từng giây, từng phút, ... Và cả cuộc đời.
Khải Tâm Trịnh: Tâm có phải là ý không ? 
- TMH: Tâm không phải là ý, ý là cái của tự bản thân ta và được xây dựng trong chúng ta qua kinh nghiệm sống, qua những học tập, rèn luyện hàng ngày ... Và ý có nghĩa là cái ý chí, trí tuệ để phân tích sự việc. Khi thiền ta niệm các từ phù hợp với đối tượng xuất hiện tức đó là cái ý, còn đối tượng xuất hiện đó chính là các duyên khởi thuộc Tâm.
Khải Tâm Trịnh: Vậy "Vạn Pháp do duyên sanh",hay "Vạn Vạn Pháp duy Tâm tạo" có phải là 1 k,và"Ý dẫn đầu các Pháp,Ý làm chủ tạo tác" hay"Tâm làm chủ các Pháp,Tâm làm chủ,tạo tác" nên hiểu thế nào cho đúng vậy bạn?

- TMH: Theo bản thân cảm nhận thì " vạn pháp do duyên sinh " có thể hiểu như duyên khởi dấy lên trong Tâm sẽ tạo lên Nghiệp mỗi người qua quá trình vận hành của Tâm - Ý - Thân. Còn " Vạn vạn pháp duy tâm tạo " có thể hiểu rằng duyên khởi từ tâm không phải chỉ do kiếp sống hiện tại tạo nên mà còn có những duyên khởi ẩn chứa trong Tâm từ vạn, vạn kiếp mỗi chúng ta sẽ dấy lên để dẫn dắt, ví dụ như tự nhiên chúng ta có một linh cảm gì đó chẳng hạn. Còn pháp của Ý " làm chủ tạo tác " có lẽ nên hiểu và chứng thực rằng khi thiền Tứ Niệm Xứ thì ta niệm kịp những duyên khởi dấy lên sẽ khiến Tâm trở về Tĩnh lặng và không có duyên khởi nào xuất hiện kịp cũng như ý của chúng ta không có thời gian để phân tích, suy diễn và khiến thân, .. Như vậy sẽ dừng tạo nghiệp.


No comments:

Post a Comment