Wednesday 30 September 2015

Chế ngự Tham - Sân - Si

  
 Khi có một sự việc nào đó hay một ai đó gây cho ta một cảm giác tức tối, bực bội, hay một linh cảm về sự phản bội ... Thì Tâm ta luôn khởi lên những duyên khởi này mặc cho ta có bận trăm công ngàn việc phải suy nghĩ, trăn trở... hễ cứ ngơi ra là ta thấy những duyên khởi này hiện hữu và dẫn dắt dòng suy nghĩ để hối thúc ta có những hành động, thậm chí chúng xen ngang phá vỡ tư duy công việc của ta ... Hãy niệm tên những thứ cảm xúc đó trong đầu, theo dõi sát những chuyển biển của duyên khởi tiếp theo để niệm cho phù hợp. Như vậy những căng thẳng sẽ dần dịu bớt, một hướng đi sẽ mở ra cho chúng ta như xoá hết những âm u bao phủ của mây mù Tham Sân Si.

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

   
 Nhân có khoảng thời gian thư nhàn chiều thứ bây và cũng là thể theo yêu cầu của ông bạn đồng môn muốn tôi viết chuẩn chỉ chữ Hán câu: " Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ / vô duyên đối diện bất tương phùng ", xin được mạn phép quý vị trình bày một số phân tích trước khi viết câu trên như sau:
- Trước hết xin quý vị bỏ qua cho cái tính đã dốt lại hay nói chữ của tôi và có là " thùng rỗng hay kêu to " thì một lần nữa cũng mong quý vị bỏ qua và coi như là những dòng chữ ngô nghê để mua vui đôi phút ở trang blog vậy. 
- Thường chúng ta vẫn hiểu một cách nôm na đơn giản là:
Có duyên thì cách xa nhau ngàn dặm vẫn sẽ gặp nhau
Không có duyên thì gặp mặt nhau cũng như không gặp.
- Theo tôi câu đối thật là vô đối này nó vô cùng tinh tế, vi diệu và rất nhiều hướng dẫn giải theo chữ Hán cũng như âm Hán Việt. Với chữ " duyên " ở đây có thể hiểu là nhân duyên ( sự cảm nhận tương đồng của con người về tình cảm, ý thức, ý chí, trí tuệ, mong muốn.... ), duyên tình ( thiên về tình yêu đôi lứa ), hay như duyên khởi ( những thứ linh cảm đặc biệt tự xuất hiện trong mỗi con người và hướng cho họ đồng cảm với một người nào đó ), duyên phận, duyên cớ, ... 
- Chữ " thiên lý " cũng được hiểu theo nhiều cách như " ngàn dặm ",  " ngàn lý lẽ " hay " lý lẽ xa xôi " .... 
- Chữ " ngộ " được hiểu theo nhiều nghĩa như " hội ngộ ", " ngộ ra một điều gì đó ", " giác ngộ " ...
- Khi xét vế thứ hai của câu thơ đối này chúng ta dễ lựa chọn cách viết cho vế thứ nhất hơn, ví dụ như cụm từ " đối diện" ở vế thứ hai, nó là một sự gần gũi có ý nghĩa rõ hơn về khoảng cách thì ta thấy nên chọn cụm từ " thiên lý " nghĩa là " ngàn dặm " hay ngàn hải lý " cho vế thứ nhất. Còn với từ " ngộ " nếu hiểu là " hội ngộ " thì nghĩa cũng phù hợp nhưng tính bao hàm rộng hơn của cái " duyên " được nói lên ở đây không thể bao quát và vi diệu hơn cái " ngộ " trong nghĩa " giác ngộ, ngộ ra, hiểu ra " bởi hội ngộ rồi nhưng chưa chắc đã " ngộ " được ra, khi đó nó có thể rơi sang tình trạng trong câu thơ của vế đối thứ hai ( vô duyên đối diện bất tương phùng ). Chữ " Phùng " ở đây chỉ mang nhiều ý nghĩa về sự gặp nhau, tình cờ gặp, và cũng có nghĩa là " đón ý ", " đón rước, phụ hoạ, làm theo " ... Vậy để phù hợp cả hai vế thì chữ " ngộ " ở vế thứ nhất có nghĩa là " ngộ ra hay giác ngộ " còn chữ " phùng " ở vế thứ hai có nghĩa là  " hợp ý, làm theo ".
- Tạm dịch nghĩa đôi câu thơ đối nhau trên như sau: 
Có duyên thì cách xa nhau ngàn dặm vẫn cùng sự giác ngộ ( hiểu ý của nhau ). 
Không có duyên thì gặp mặt nhau cũng như không gặp ( không theo ý của nhau ). 

Với nội dung " múa rìu qua mắt thợ " trên, tôi bạo gan bạo phổi viết chữ Hán cho đôi câu thơ đối bất hủ trên, kính mong quý vị cho ý kiến góp ý, tôi xin chân thành cám ơn ! 
( chữ mới tập viết có gì quý vị thông cảm ! )

- Có duyên là do có sự ngộ ra, giác ngộ đồng điệu với nhau, ( hiểu ý nhau ), không có duyên thì có gặp nhau cũng như không ( vô duyên đối diện bất tương phùng ), vậy nếu có duyên chỉ là sẽ gặp được nhau thì sau đó gặp nhau rồi mà không hiểu nhau lại coi như không và lại là không có duyên. Còn chữ lý (里) có nghĩa là phía trong, sâu xa,...không hợp bằng chữ lý(浬) nghĩa trong từ hải lý, dặm để đo khoảng cách. Còn chữ tương hội (相会) là sự hội tụ, gặp lại, hội lại như vậy thì chưa đủ vì nếu có gặp lại mà không có những điều cảm nhận " giác ngộ hay là tương ngộ " với nhau thì lại " bất tương phùng ". Điều này lại rơi vào vế đối thứ hai là vô duyên, vậy nên mâu thuẫn không dùng mà dùng từ tương ngộ ( 相悟 ). Ngộ ở đây không phải là hội ngộ mà là giác ngộ, ngộ ra, hiểu ra.
Còn có câu: 
hữu duyên thiên lý lai tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng 
Và thường mọi người giải thích là có duyên thì dù xa vạn dặm cũng sẽ gặp nhau và vô duyên thì gặp mặt cũng cách lòng. Như vậy thì có duyên chỉ là sẽ gặp nhau còn khi gặp nhau rồi mà không hiểu nhau thì lại là vô duyên. Vậy sao gọi là có duyên với nhau mà chỉ là ngộ nhận. Chi Khi có những sự suy nghĩ, cảm nhận ... " Ngộ " ra nhau thì lúc gặp nhau sẽ không còn sự " bất tương phùng " và đó mới là có duyên. Hay quan niệm hiện đại là cứ gặp nhau là có duyên, ngay sau đó ko hiểu nhau lại thành vô duyên vậy ?
- Đúng là còn lăn tăn và phân vân, nhưng ngẫm lại thì chỉ vì một chữ duyên ( 缘 ) mà thôi. Co tranh luận mới ra vấn đề, khi hiểu chữ duyên theo các nghĩa như: duyên cớ, duyên tình, duyên phận, duyên khởi, duyên nợ ... mới thấy dùng tương hội (相会), hay dùng tương ngộ (相遇), hay dùng tương ngộ ( 相悟 ) đều có thể hợp. Ví như chúng ta có duyên cớ thì chúng ta gặp nhau, nhưng chúng ta không có duyên phận ( vô duyên ) thì sao ta thành anh em, bạn bè ( bất tương phùng ). Hoặc như chúng ta có duyên tình nhưng không có duyên nợ và duyên phận thì có gặp nhau đấy nhưng rồi lại ( bất tương phùng ) vì chúng ta cũng không thành vợ chồng ... Vậy nên cách dùng câu này thực tế có sự khác nhau trong dùng từ và chữ nhưng ý nghĩa gần như không khác nhau mấy, nhưng khi dùng chữ 悟 là mức độ cao nhất của cái duyên để có thể không xảy ra mâu thuẫn ở vế thứ hai của đôi câu đối này.